Lịch khai giảng

Khai giảng lớp Tin học tháng 0+04 năm 2024
Khai giảng lớp Tin học tháng 0+04 năm 2024
Chi tiết...
Lịch khai giảng Tin học T12-T01 năm 2023
Lịch khai giảng Tin học T12-T01 năm 2023
Chi tiết...
Khai giảng lớp Tin học tháng 10+11 năm 2023
Khai giảng lớp Tin học tháng 10+11 năm 2023
Chi tiết...
Khai giảng lớp Tin học tháng 7+8 năm 2023
Khai giảng lớp Tin học tháng 7+8 năm 2023
Chi tiết...

Kiến thức về các bộ phận điện cơ bản 26/11/2012, Số truy cập: 8414

Chúng ta cùng tìm hiểu về các bộ phận điện cơ bản 

1. Các nguyên nhân làm cháy cầu chì
Các cầu chì trở nên kém vì hai nguyên nhân:
 
- Chúng bị mòn do dòng điện bị đóng ngắt liên tục, làm cho vật liệu của cầu chì bị nứt (điều này được gọi là “độ mỏi nhiệt”).
 
- Chúng bị cháy (vật liệu cầu chì bị chẩy ra) do quá dòng (quá tải) trong mạch này.
 


Nếu cầu chì đã trở nên xấu đi do độ mỏi nhiệt, chỉ cần thay thế nó bằng một cầu chì mới. Nếu một cầu chì bị chảy do ngắn mạch của dây điện hoặc các bộ phận điện, phải xác định vị trí ngắn mạch và sửa chữa.
2. Kiến thức về giắc nối dây điện-dây điện
Một số dây điện nối thiết bị điện dùng một giắc nối được gọi là giắc nối dây điện với dây điện, nó nối các dây với nhau. Dùng các giắc nối như vậy sẽ cải thiện tính dễ bảo dưỡng để thay thế dây điện, và còn làm giảm chi phí sửa chữa.
 


3. Kiến thức về các rơle
Các rơle thường được thiết kế sao cho các điểm tiếp xúc ở phía công tắc sẽ đóng lại khi cấp điện áp ắc quy vào phía cuộn dây. Loại rơle này được gọi là “loại thường mở”.
Ngược lại có một loại rơle khác có các điểm tiếp xúc ở phía công tắc thường được đóng nhưng sẽ ngắt khi cấp điện áp ắc quy vào cuộn dây. Loại rơle này được gọi là “loại thường đóng”.


Các tín hiệu đưa vào ECU hoặc đi ra từ ECU được phân loại thành các tín hiệu có tác động điều khiển khi bật/đóng công tắc và các tín hiệu tác động điều khiển khi tắt/ngắt công tắc. Loại thường mở được dùng chủ yếu khi bật, và loại thường đóng dùng điều khiển tắt/ngắt.
Vì vậy, nhất thiết phải xác định loại rơle bằng EWD và sách hướng dẫn sửa chữa khi tiến hành kiểm tra.
 
4. Điểm tiếp mát
Việc kiểm tra điểm tiếp mát thường hay bị bỏ qua trong khi kiểm tra mạch điện. Tình trạng tiếp xúc kém với điểm tiếp đất sẽ ngăn cản dòng điện chạy chính xác vào mạch điện và sẽ là nguyên nhân của hư hỏng.
 


5. Hở mạch
Một mạch hở trong dây điện của xe hiếm khi xảy ra ở một điểm trung gian, nhưng có thể xuất hiện tại các giắc nối. Khi kiểm tra một hở mạch, phải đặc biệt chú ý đến các giắc nối của từng thiết bị điện và các giắc đấu dây. Phải rất thận trọng với phần kẹp chặt nơi cực nối và dây điện.
 


6. Ngắn mạch
Dây điện có thể gây ra ngắn mạch nếu nó chạm vào thân xe. Vì dây điện được kẹp chặt ở các vị trí khác nhau, việc kẹp yếu, vật thể lạ và gỉ sét thường dẫn đến ngắn mạch. Để ngăn chặn điều này, phải kiểm tra sự kẹp chặt và tình trạng gỉ sét của dây điện.
 

Đối với các trường hợp điển hình khi phát hiện một hư hỏng trong khi xe bị rung động, hư hỏng này có thể do ngắn mạch hoặc hở mạch trong dây điện. Phải mô phỏng lại sự cố này bằng cách lắc hoặc rung giắc nối để xác định khu vực có hư hỏng.



Hỗ Trợ Trực Tuyến

  • Hỗ Trợ Phone
    Học nghề:
    (028)38100097
  • Hỗ Trợ Phone
    Giới thiệu việc làm:
    (028)38100097
  • Hỗ Trợ Phone
    Bảo hiểm thất nghiệp:
    (028)38426154
  • Hỗ Trợ Phone
    Học văn hóa GDTX:
    (028)38490036

Đăng Ký Nhanh

Bạn muốn được tư vấn ngành nghề đào tạo, hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn!

  • Họ tên:
  • Điện thoại:
  • Email:
Nhận tin mới từ trung tâm